Chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh các loại vật liệu xây dựng ở nông thôn
Tất cả thông tin sản phẩm về kỹ thuật, xuất xứ, hướng dẫn lắt đặp, sử dụng, bảo trì đều được cung cấp một cách công khai có kèm theo ghi chú. Vì vậy bạn sẽ vô cùng an tâm vào chất lượng cũng như giá cả vật liệu.
Bạn sẽ thấy các khu trung tâm thương mại, chung cư nhà ở,… được mọc lên rất nhiều ở các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Sài Gòn…. Đó là bằng chứng nhu cầu xây dựng đang ngày một tăng cao, thị trường kinh doanh vật liệu xây dựng đang trên đà phát triển và cực kỳ sôi động.
Kinh doanh vật liệu xây dựng cũng là ngành kinh doanh có nhiều thuận lợi tại các vùng nông thôn. Mong rằng bài viết của tôi sẽ khiến các bạn tự tin hơn để bắt đầu công việc của mình.
Kinh doanh vật liệu xây dựng là ngành kinh doanh có khá nhiều thuận lợi song bên cạnh đó cũng có không ít khó khăn
1.Tham khảo thị trường kinh doanh vật liệu xây dựng tại khu vực.
Trước khi mở cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng, bạn nên tìm hiểu thật kỹ thị trường khu vực bạn sẽ kinh doanh. Bạn hãy thử đóng vai một khách hàng và bắt đầu đi tới các trung tâm, cửa hàng vật liệu xây dựng tại địa phương để tham khảo xu hướng nhu cầu khách hàng cũng như các đối thủ trong khu vực.
Bạn cần nắm được khu vực bạn có bao nhiêu đối thủ và cách họ vận hành kinh doanh. Hãy xem xét số lượng cửa hàng đã bão hòa để quyết định có mở cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng hay không. Yếu tố quan trọng nhất để bạn thu thập là đối thủ đang kinh doanh loại vật liệu nào, sản phẩm chủ lực của họ là gì và bán chạy với mức giá bao nhiêu… Qua những gì bạn thu hoạch, bạn sẽ dễ dàng lên được chiến lược kinh doanh phù hợp với thị hiếu, nhu cầu của khu vực
2.Lựa chọn nhà cung cấp vật liệu xây dựng
Trên thị trường kinh doanh vật liệu xây dựng hiện nay, có rất nhiều đơn vị cung cấp sản phẩm. Bạn cần tìm hiểu thật kỹ điều này để tìm được đơn vị cung cấp sản phẩm uy tín, chất lượng và giá cả phải chăng. Mình xin gợi ý một số nguồn hàng đáng tin cậy để bạn có thể cân nhắc nhập hàng:
Nhập hàng trực tiếp từ các công ty
Đây một trong những cách mà các chủ cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng thường hay sử dụng. Với hình thức này, bạn sẽ trở thành một đại lý vật liệu xây dựng chịu ràng buộc trực tiếp từ phía công ty. Hầu hết các công ty sẽ đưa ra giá bán lẻ, sau đó chiết khấu hoa hồng cho các đại lý. Vì vậy khi kinh doanh vật liệu xây dựng, các cửa hàng sẽ phụ thuộc vào việc mua nhiều hay ít, thanh toán nhanh hay chậm, bán cho nhà tư nhân hay nhà thầu,….
Nhập hàng qua các tổng đại lý khu vực
Nhiều người lựa chọn mua hàng qua các tổng đại lý khu vực. Giá bán lẻ tất cả các sản phẩm tại đây đều được niêm yết rõ ràng. Tất cả thông tin sản phẩm về kỹ thuật, xuất xứ, hướng dẫn lắt đặp, sử dụng, bảo trì đều được cung cấp một cách công khai có kèm theo ghi chú. Vì vậy bạn sẽ vô cùng an tâm vào chất lượng cũng như giá cả vật liệu.
Nhập hàng từ nước ngoài
Người Việt Nam rất chuộng hàng ngoại nhập, trong đó cả các vật liệu xây dựng. Chính vì thế nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng cho nhà ở, các khu chung cư,… là cực kỳ cao. Nếu bạn có điều kiện tài chính, bạn nên cân nhắc việc tìm nguồn hàng ngoại nhập để đáp ứng được nhu cầu đa dạng cho các khách hàng. Bạn nên tìm hiểu kỹ nhu cầu của khách hàng trước khi nhập hàng ngoại. Tránh tình trạng nhập quá nhiều, tồn kho, gây ảnh hưởng đến tài chính.
Bạn cần tìm hiểu thị trường để tìm ra được đơn vị nào cung cấp sản phẩm uy tín, chất lượng và giá cả phải chăng.
3.Tham khảo giá các loại vật liệu xây dựng
Giá cả vật liệu xây dựng hiện nay đang thay đổi một cách chóng mặt. Các mức giá giữa các công ty sản xuất vật liệu xây dựng không hề đồng đều. Vì vậy bạn phải cập nhật liên tục mức giá trung bình các sản phẩm trên thị trường để có giá bán phù hợp với các đối thủ cạnh tranh. Bạn không nên để giá chênh lệch quá nhiều so với các bên khác để tránh mất khách. Tuy nhiên, giá của vật liệu phụ thuộc khá nhiều về việc mua nhiều hay ít, hình thức thanh toán, đối tượng mua.
4.Sản xuất gạch không nung tại nông thôn
Thông thường gạch không nung sẽ được bán theo mét khối, giá mỗi mét khối trên thị trường hiện nay trung bình khoảng 650.000 đồng/m3. Nếu tính theo viên sẽ có giá 5-10.000 đồng. Như vậy với mức bán ra là 7000 đồng/viên và trong 1 ca sản xuất 30.000 viên thì bạn có thể mang doanh thu về 210.000.000 triệu đồng. Tất nhiên bạn cũng phải trừ đi chi phí nguyên vật liệu, nhân công và những rủi ro thị trường, …
Leave a Reply