Những cách tiếp cận khách hàng nhanh hiệu quả nhất
Bạn có thể mềm mỏng đưa ra hai sản phẩm và tư vấn so sánh, sau khi người dùng trực tiếp được trải nghiệm, được hỏi những gì thắc mắc thì chắc hẳn bạn sẽ thu được một khách hàng mới tiềm năng đấy.
”Khách hàng là thượng đế” – câu nói này luôn đúng trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào. Không chỉ với những sản phẩm hữu hình mà các ngành nghề dịch vụ cũng luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. Vậy cách tiếp cận khách hàng bằng thế nào mới thu được những kết quả như ý, hãy cùng Sapo tìm hiểu thêm về vấn đề này nhé!
Có những cách tiếp cận khách hàng nào?
Tiếp cận trực tiếp
Gặp mặt khách hàng và tư vấn (qua sản phẩm, ngôn ngữ, tờ rơi,…) Cách này thường đem lại hiệu quả khá tốt vì khách hàng được nghe tư vấn trực tiếp từ nhân viên, sẽ có niềm tin hơn với sản phẩm mình sử dụng. Tuy nhiên nhược điểm của cách này đó là khá tốn thời gian, có đôi khi nhân viên phải mất cả buổi để tư vấn cho một khách hàng khó tính mà chưa chắc đã đạt kết quả như mong muốn.
Với cách này, bạn có thể đi cùng một đội với đồng phục chỉnh tề, gọn gàng. Như vậy sẽ tạo cho khách hàng ấn tượng về phong cách làm việc chuyên nghiệp, có kế hoạch và có sự đầu tư cũng như dễ dàng tạo lòng tin hơn với người đối diện.
Tiếp cận gián tiếp
Các bạn có thể tiếp cận khách hàng bằng cách gọi điện thoại, gửi mail, chat trên web… Mặc dù hiệu quả thường không cao bằng cách tiếp cận trực tiếp, tuy nhiên nó lại giúp bạn tiết kiệm được thời gian cũng như không phải đi lại quá nhiều ở bên ngoài.
Với cách tiếp cận khách hàng gián tiếp này, đối tượng thường là những người chưa hoàn toàn là tiềm năng. Bạn mới có được số điện thoại và tên chứ chưa được phép gặp mặt, vậy thì có lẽ bạn nên hẹn một buổi gặp mặt trực tiếp để có thể nói rõ hơn những sản phẩm dịch vụ của mình.
Bí quyết tiếp cận khách hàng hiệu quả
Cả hai cách tiếp cận khách hàng trên, với cách nào bạn cũng cần có những ”chiêu” để thuyết phục người mua và khai thác được những thông tin quý giá. Hãy cùng Sapo tham khảo những kinh nghiệm này nhé!
Hãy tìm hiểu kỹ trước khi tiếp cận khách hàng
Có thể thấy hiện nay, bất kì sản phẩm nào ra đời cũng dựa trên những sự nghiên cứu thị trường và đặc biệt là khách hàng. Khi cuộc sống ngày một hiện đại, khách hàng cũng sẽ có nhiều nhu cầu hơn nữa khi sử dụng sản phẩm của bạn. Họ không chỉ muốn có những nhu cầu hiển nhiên khi sử dụng dịch vụ mà họ còn muốn nhận thêm những nhu cầu phụ (như dịch vụ đi kèm, hàng khuyến mãi…)
Chính vì thế khâu tìm hiểu kĩ thông tin khách hàng mình chuẩn bị tiếp xúc để biết những gì họ đang quan tâm và yêu cầu của họ là điều rất quan trọng, giúp những nhà kinh doanh và chăm sóc khách hàng thu được kết quả tốt đẹp.
Cách truyền tải và thu thập thông tin khi tiếp cận khách hàng lần đầu
Tùy thuộc vào tính cách khách hàng để nói chuyện, nếu khách hàng của bạn không nhiệt tình và có vẻ khó tính, hãy nói chuyện nghiêm túc và không đùa cợt để tạo lòng tin cũng như tạo sự tôn trọng cho khách hàng. Nếu khách hàng thoải mái và vui vẻ, bạn có thể sử dụng đôi chút hài hước vào cuộc trò chuyện để gây ấn tượng và dễ dàng tiếp cận hơn. Nếu khách hàng của bạn đang vội vã, hãy cắt bỏ những câu nói rườm rà và đi thẳng vào nhu cầu của họ một cách trực tiếp.
Mọi người sẽ giao dịch kinh doanh và chia sẻ thông tin với những ai họ yêu mến và có cảm giác tin cậy. Vì vậy, hãy trở thành bạn của họ trước khi muốn trở thành đối tác. Hãy tỏ ra gần gũi, chu đáo và thiện chí muốn làm quen, thậm chí là nhờ họ tư vấn thêm về những mặt hàng của mình xem họ có đóng góp hay mong muốn gì khác không, hơn là chỉ chú tâm vào việc giới thiệu các dịch vụ của công ty một cách tràn lan và ép họ phải sử dụng nó.
Ngoài ra nội dung truyền tải nên ngắn gọn, gần gũi, đánh vào mục tiêu. Bạn có thể dùng chữ ký email bao gồm thông tin và số điện thoại để rút ngắn email và chuyên nghiệp hơn, cuối email bạn cũng đừng quên kèm theo 1 câu chúc cuối email để tỏ ra thân thiện hơn. Mới đầu bạn cứ làm quen, chủ yếu là để tiếp cận khách hàng, đừng vội vàng mua bán gì cả, add skype sau vài lần trờ chuyện, hỏi thăm rồi tiến hành chào mời một cách khéo léo sau nhé.
So sánh với đối thủ cạnh tranh
Nếu khách hàng của bạn là do người thân quen giới thiệu, hãy cố gắng tìm hiểu về dịch vụ họ đang sử dụng. Từ đó, thẳng thắn đưa ra những lợi thế của bạn so với đối thủ cạnh tranh rằng chúng tôi không những làm được những gì đối thủ làm, mà còn làm tốt hơn thế nữa để được điểm cộng.
Tuy nhiên, không nên nói dối hoặc hạ bệ đối thủ vì nó sẽ gây huỷ hoại lòng tin bạn đã xây dựng trước đó. Bạn có thể mềm mỏng đưa ra hai sản phẩm và tư vấn so sánh, sau khi người dùng trực tiếp được trải nghiệm, được hỏi những gì thắc mắc thì chắc hẳn bạn sẽ thu được một khách hàng mới tiềm năng đấy.
Leave a Reply