4 kiểu đối thủ cạnh tranh mọi doanh nghiệp buộc phải đối đầu
Sự khác biệt này chỉ nên dựa trên nghiên cứu kỹ lưỡng, sự trung thực, tính khách quan và xem xét tất cả các đối thủ cạnh tranh trong thị trường mục tiêu của bạn.
Có không ít chủ doanh nghiệp cho rằng họ không hề có đối thủ cạnh tranh nào cả. Họ luôn nói về đề xuất bán hàng độc nhất, sáng kiến phần mềm của họ hoặc ngành kinh doanh mới mà doanh nghiệp của họ đã tạo ra.
Tuy nhiên, tất cả các công ty đều có đối thủ cạnh tranh. Việc nhận ra được điều này sẽ là bước thứ hai trong bất kỳ chiến lược tiếp thị, PR hoặc truyền thông xã hội nào của bạn (bước đầu tiên là xác định đối tượng). Không có công ty, dịch vụ hoặc sản phẩm đơn lẻ nào trên thế giới này là sự lựa chọn duy nhất mà một khách hàng có, thậm chí kể cả khi không hề có sản phẩm thay thế nào cả.
Có bốn nhóm đối thủ cạnh tranh với doanh nghiệp của bạn. Bởi vì việc giao thiệp với một hoặc nhiều trong số này luôn luôn tồn tại trong bối cảnh thị trường đầy tính cạnh tranh, điều quan trọng là bạn phải tạo ra được thông điệp và chiến lược phù hợp với từng kiểu đối thủ.
1. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp
Những công ty, tổ chức này rất giống với doanh nghiệp của bạn trong nhiều khía cạnh của sản phẩm hay dịch vụ cung cấp. Họ có thể hoặc không thể cạnh tranh với tất cả các dịch vụ tương tự như bạn, việc phân phối có thể khác nhau hoặc họ có lẽ đang sử dụng chiến lược tiếp thị khác. Có thể bạn bán táo đỏ và họ bán táo xanh. Bạn tiếp thị vị ngọt ở những quả táo của bạn và đối thủ cạnh tranh làm nổi bật độ giòn ở táo của họ. Chắc chắn trong một số trường hợp bạn sẽ không có đối thủ cạnh tranh trực tiếp, nhưng đây không phải là kiểu duy nhất.
2. Đối thủ cạnh tranh gián tiếp
Một số công ty cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ là khác với bạn, nhưng lại có mục đích là giải quyết cùng một vấn đề. Điều này có thể khá đơn giản đối với người tiêu dùng – họ có thể lựa chọn mua táo hoặc chuối đều được. Bạn sẽ không bao giờ biến những quả táo thành chuối, nhưng bạn có thể thuyết phục được nhiều người rằng kali trong chuối không quan trọng và táo thì ngon hơn.
3. Đối thủ cạnh tranh trong tiềm thức
Đây là kiểu đối thủ cạnh tranh khó xác định nhất, bởi vì việc này đòi hỏi đội ngũ tiếp thị của bạn phải ngừng tập trung vào doanh nghiệp và tập trung vào quan điểm của khách hàng thay vào đó. Theo dõi là cách duy nhất để xác định được nhóm các công ty này. (Các phương tiện truyền thông xã hội như Facebook và Twitter là tuyệt vời cho việc này và cung cấp nhiều hiểu biết hơn những gì các nhà tiếp thị đã có, thậm chí từ vài năm trước). Kẹo dẻo vitamin hương vị táo có thể không ngon hơn trái cây thật, nhưng có lẽ đối tượng mục tiêu của bạn nghĩ rằng họ sẽ nhận được vitamin C giống nhau từ kẹo và quả táo thật.
4. Đối thủ cạnh tranh là đối tác
Chúng ta đã thấy rất nhiều mối quan hệ đối tác chiến lược trong cộng đồng doanh nghiệp ngày nay và điều này có thể là vô cùng quan trọng đối với chiến lược truyền thông của bạn. Mặc dù vậy, công việc kinh doanh luôn luôn thay đổi, các công ty trước đây từng là nguồn giới thiệu tốt nhất của bạn hiện giờ có thể đang mở rộng, bởi vì những gì bạn làm có vẻ giống như một cơ hội tăng trưởng lớn đối với họ. Hãy đón chào loại quả có tên grapple (trông giống như quả táo nhưng lại có mùi vị như quả nho).
Chiến lược PR và truyền thông xã hội có hiệu quả nhất khi truyền đạt được sự khác biệt của công ty, sản phẩm hoặc dịch vụ, chứ không phải là điều gì tốt hơn. Sự khác biệt này chỉ nên dựa trên nghiên cứu kỹ lưỡng, sự trung thực, tính khách quan và xem xét tất cả các đối thủ cạnh tranh trong thị trường mục tiêu của bạn.
Leave a Reply